gdptkimquang
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

ky nang du bao thoi tiet ( phan 2)

Go down

ky nang du bao thoi tiet ( phan 2) Empty ky nang du bao thoi tiet ( phan 2)

Bài gửi  ke0b0ngg0n Sun Aug 21, 2011 11:36 am

C. Bầu trời & mây

- Những người có kinh nghiệm, nhất là những ngư dân lão luyện, người ta chỉ cần nhìn Mây và Ráng trời là cũng có thể biết được phần nào về thời tiết sắp xảy ra.
- Người ta cho rằng: nếu sáng sớm hay hoàng hôn, mà bầu trời có những màu như: đỏ bầm, tím, vàng là trời sắp mưa. Còn nếu như bầu trời có màu vàng vào buổi chiều, màu đỏ vào buổi sáng là trời sẽ có gió. Nhưng nếu trời có màu đỏ cam vào buổi chiều, trắng xám vào buổi sáng là dấu hiệu trời tốt.
- Nhưng trong những điềm báo về thời tiết, dễ nhận ra hơn cả là Mây. Ngay cả những người ít kinh nghiệm, nhìn mây họ cũng đoán đuoc phần nào về những diễn biến của thời tiết sắp tới. Tuy nhiên, chỉ có những người thật lão luyện, va chạm nhiều với thiên nhiên, có đầy đủ kinh nghiệm mới có thể đoán chính xác những gì sắp xảy ra. Chúng ta nên tìm tòi, học hỏi ở những người đó. Những dạng mây sau đây sẽ giúp các bạn phần nào trong việc tiên đoán thời tiết.

1. Các loại mây

- Mây quyển cao (Cirrus or “Feather”)
Loại mây này dạng như lông chim, ở độ cao 8-10 km, cao nhất trong các loại mây - thời tiết tốt.

- Mây quyển tích (Cirro stratus or “Tangled Web”)
Là một loại mây mỏng ở độ cao khoảng 7-8 km, dạng như sợi tơ, tạo thành hào quang chung quanh Mặt trời; Thời tiết tốt.

- Mây quyển tầng (Cirro cumulus or “Mackerel”)
Nhìn giống như những lớp bông gòn chồng lên nhau. Hình thành ở độ cao 6-7 km: Thời tiết tốt.

- Mây dải cao (Alto cumulus or “Sheep”)
Từng cụm trắng, rời rạc, trông giống như bầy cừu sắp thành nhiều hàng, ở độ cao khoảng 5-6 km: Thời tiết tốt.

- Mây tích giải (Strato cumulus “Twist”)
Ở độ cao khoảng 2-3 km. Trông như từng khối vặn xoắn lại với nhau, màu tối nhưng vẫn không che hết bầu trời: Trời xấu.

- Mây dù (Nimbus. “Umbrella”. “Over all”)
Hình thành từng khối dày và tối, trôi lềnh bềnh ở độ cao rất thấp, loại mây này mang theo mưa.

- Mây tích trắng (Cumulus “Wool Pack”)
Như những túm lông cừu màu trắng, có khi được viền sáng chung quanh bởi Mặt trời, những phần khác có thể tối, thường có đáy nằm ngang, độ cao 2-3km: Trời khá tốt.

- Mây tích vũ (Cumulo - Nimbus - “Thunder” or “Shower”)
Hình thành ở độ rất thấp, đỉnh màu trắng sáng, ở đáy có dạng hình mảng nhỏ trôi lềnh bềnh. Loại mây này thường kèm theo sấm sét, báo hiệu cơn mưa lớn.

- Altostratus
Mây mỏng như một bức màn lụa. Ở độ cao 4-5 km. Khi có mặt trời hay mặt trăng nằm phía trên, thì mây rạng rỡ lên một vùng.

- Stratus “Spread out sheet”
Như một tấm drap trắng che kín khó nhìn thấy chân trời. Khi bị tách ra từng mảng thì gọi là “Faractor Stratus”.

D. Gió - Sương - Sấm sét

1. GIÓ

- Gió là sự chuyển động của không khí, lúc nhẹ lúc mạnh. Khi mặt đất ấm, lớp không khí trên đó cũng nóng dần và bốc lên cao. Không khí lạnh từ nơi khác bay vào thế chỗ. Sự chuyển động này của không khí sinh ra gió.
Thang đo tốc độ gió
- Để đo các cấp độ gió, người ta dùng thang Beaufort (là một sĩ quan Hải quân Hoàng gia Anh chế tạo năm 1806) gồm 12 cấp:
- Gió Hiện tượng Tốc độ km/h
Cấp 0 Gió lặng, khói lên thẳng từ 0-1
Cấp 1 Gió rất nhẹ, khói hơi lay động Từ 1-5
Cấp 2 Gió nhẹ, lá cây hơi rung Từ 6-11
Cấp 3 Gió êm, cành cây rung, cờ bay Từ 12-19
Cấp 4 Gió vừa, bụi và giấy bị thổi Từ 20-29
Cấp 5 Gió mát, mặt nước gợn sóng Từ 30-39
Cấp 6 Gió mạnh, mặt nước nổi sóng, cành cây lớn lung lay Từ 40-50
Cấp 7 Gió cơn, cây to rung chuyển, khó đi ngược gió Từ 51-61
Cấp 8 Gió trận, cành nhỏ bị gãy, không đi ngược gió được Từ 62-74
Cấp 9 Gió trận rất lớn, mái ngói bị lật, không đi ngược gió được Từ 75-87
Cấp 10 Bão, cây to và nhà cửa bị đổ Từ 88-101
Cấp 11 Cuồng phong, nhà cửa và cây bị đổ nhiều, rất nguy hiểm cho tàu bè ở biển Từ 102-117
Cấp 12 Bão mạnh, lốc xoáy, sức tàn phá rất khủng khiếp Từ 118 trở đi

2. SƯƠNG

- Vào những đêm trời trong, không mây, bầu khí quyển mất đi một phần hơi ấm, không khí trên mặt đất mát lạnh, những hạt nước nhỏ được tạo thành, chúng ta gọi đó là Sương. Nếu nhiệt độ dưới 0oC, các hạt sương này sẽ biến thành sương giá.

3. SƯƠNG MÙ

- Sương mù cũng chính là một dạng của mây, nhưng thay vì bay lên cao, thì nó lại trôi bồng bềnh trên mặt đất do không khí ẩm và mát. Nếu gặp sương mù dày đặc, chúng ta khó mà nhìn xa hơn 3 mét.
- Ở nước ta, sương mù có nhiều ở miền Bắc và miền Trung, ít thấy ở miền Nam.

4. CHỚP VÀ SẤM SÉT

- Chớp là một tia lửa điện khổng lồ do hai đám mây mang tích điện khác điện cực bay gần nhau, chớp còn là do một đám mây mang tích điện tiếp xúc với mặt đất. Tiếng nổ lớn mà chúng ta nghe được là do tia lửa điện này gây nên khi không khí giãn nở chung quanh nó.
- Sét là một loại điện cao áp, thường đánh vào những vật thể cao trên mặt đất, rồi theo đường dẫn có điện trở nhỏ nhất truyền xuống mặt đất. Nếu người và vật đụng vào hay đứng gần vật thể bị sét đánh thì cũng có thể bị sét đánh.

* Phòng chống sét

- Hàng năm, vào mùa mưa, sấm sét đã gây rất nhiều tổn thất cho người và các sinh vật khác. Chúng ta không những phải biết cách phòng chống sét, mà còn phải phổ biến cho những người chung quanh chúng ta biết, để có thể giảm thiểu phần nào thiệt hại do thiên nhiên gây ra.
- Khi có một cơn giông ập đến, mang theo sấm sét, nếu:
* Đang ở trong nhà:
- Đóng mọi cửa nẻo để tránh gió lùa. Hơi ẩm có thể mang theo sét vào nhà.
- Không chạy đi chạy lại nhiều khi đang mưa giông. Nên ngồi bỏ chân trên giường. Trường hợp cần đi lại, nên mang dép guốc khô.
- Không ngồi gần bể chứa nước. Không đến gần dây ăng ten hay dây của cột thu lôi.
- Rời xa lan can bằng kim loại, dây phơi quần áo, dây treo màn hay các vật thể khác bằng kim loại.
* Đang ở ngoài trời:
- Không trú mưa dưới các tàn cây cao, nhất là những cây cao đơn độc ở những vùng trống trải.
- Tránh xa các cột điện, các hàng rào dây kẽm, lưới kẽm hay các vật có thể tích điện khi sét đánh.
- Không ngồi những nơi có mặt nước rộng như: biển, hồ, ao... Nếu đang bơi hay ở trên thuyền nhỏ, phải lên bờ ngay. Nếu ở trên tàu lớn thì lập tức rời boong tàu vào trong khoang.
- Không mang vác cuốc xẻng, cần câu, dù, gậy sắt hay các vật kim loại.
- Không đi xe đạp hay xe gắn máy dưới cơn mưa giông.
- Nếu đi xe hơi có mui, hãy ở trong xe (xe hơi có mui, tàu bè lớn, hang động sâu... là nơi an toàn để tránh sét). Nếu xe không mui, hãy dừng lại kiếm chỗ trú ẩn.
- Không thả diều hay sửa dây điện khi giông bão.
- Không dừng chân đứng lâu nơi trống trải.

Trong cơn giông, nếu cảm thấy có điều bất thường như trong người nhưng nhức, tóc giật giật, lông tay lông gáy dựng lên... đó là các bạn đang ở trong khu vực sắp bị sét đánh. Phải phản ứng thật nhanh, rời khỏi nơi đang đứng bằng cách nhảy cò cò hay nhảy chụm hai chân như chim sẻ (tuyệt đối không nên chạy, vì nếu bước dài hai chân, điện áp sẽ lớn và tạo ra dòng điện đi từ chân này qua người sang chân kia, người sẽ bị điện giật chết. Cũng không nên nằm dài ra đất). Nếu không thể rời xa nơi đó được thì lậy tức ngồi ngay xuống, thu mình nhỏ lại (hoặc đứng chụm hai chân hay co một chân lên). Nếu có vật cách điện như ván, nhựa... thì nên ngồi lên đó, cúi đầu thấp xuống, hai tay che đầu.

* Đối với các trang thiết bị trong gia đình

- Những thiết bị điện, điện tử trong gia đình (nhất là Radio, TV, máy vi tính...) rất dễ bị nhiễm điện khi tia chớp lóe sáng kèm theo tiếng nổ dữ dội. Dòng điện này có thể đi qua và gây thiệt hại cho các dàn máy điện tử, đôi khi còn gây thương tổn cho cả con người. Vì vậy khi có cơn giông, chúng ta nên:
- Tắt TV, máy vi tính, radio, cassette, các dàn máy hát... tháo các phít cắm điện, đầu dây ăng ten.

D. LỐC XOÁY

- Lốc xoáy (trốt, vòi rồng) được hình thành do sự gặp gỡ của các khối không khí đối kháng nhau. Điều đó thường xảy ra trên các vùng bình nguyên rộng lớn (vùng Bắc Mỹ thường gặp lốc xoáy nhất).
- Lốc xoáy là một hiện tượng phức tạp, không thể dự đoán trước được. Phần lớn chỉ xuất hiện trong vài phút và di chuyển vài trăm mét. Nhưng cũng có những cơn lốc xoáy kéo dài hàng giờ và di chuyển hàng trăm cây số, gây ra sự thiệt hại không thua gì một trận ném bom.
- Người ta chỉ có thể lượng định theo dấu vết để lại của cơn lốc mà phân loại cường độ của nó theo thang Fujita dưới đây. Tuy nhiên, thang đo này không thể mô tả tính chất vật lý của cơn lốc xoáy, vì chúng rất đa dạng cả về cường độ lẫn đường kính cũng như thời gian xuất hiện.

- Lốc Hiện tượng Cường độ

F0 Cành cây gãy. Biển báo giao thông cong 60-110 km/g
F1 Mái ngói bị tốc, xe bị đẩy ngang hay lật 110-170 km/g
F2 Cây ngã, xe nhỏ bị đưa đi, nhà gỗ bị đổ 170-240 km/g
F3 Tường đổ, tàu hỏa lật, đồ vật nhẹ bốc lên 240-320 km/g
F4 Vật nặng, xe hơi, thú vật... bị bốc cao 320-410 km/g
F5 Mọi vật trên mặt đất đều bị cuốn đi 410-500 km/g

- Ngày nay, dù đã có những mạng lưới báo động ngày càng tinh xảo, nhưng con người vẫn còn bị bất ngờ do chủ quan hay thiếu thông tin, và khi cơn lốc xoáy ập đến thì đã quá muộn.

E. GIÔNG BÃO

- Giông bão là một tai họa thiên nhiên thường thấy ở các nơi trên thế giới, nhất là các nước nằm ven biển. Hàng năm, bão thường xuất hiện ở miền Trung và miền Bắc nước ta nhiều lần.
- Giông bão lớn tàn phá còn kinh khủng hơn lốc xoáy vì nó xuất hiện trên một diện tích rộng lớn. Ngoài những cơn gió giật với tốc độ cao, nó còn kèm theo mưa to kéo dài, gây ra lũ lụt, trượt đất... mang đến những tổn thất rất lớn về người và của. Vì vậy khi nghe dự báo có giông bão sẽ đi qua khu vực mình đang ở, cần phải chuẩn bị:
- Nếu đang ở đất trại, lập tức cho thu dọn lều, tìm ngay đến một điểm trú ẩn an toàn gần nhất.
- Nếu đang ở nhà thì: neo dằn nhà cửa, mái tôn, mái ngói, gia cố vách, cửa, cửa kính, cột nhà...
- Thu dọn các đồ phơi phóng, các bồn hoa hay những vật để trên lan can, bao lơn.
- Đóng các cửa sổ cũng như cửa ra vào, nhất là những cửa ở trên gió (những cửa dưới gió có thể mở hé để cân bằng áp lực trong nhà).
- Khi giông bão kéo đến, nếu cần, có thể tạm ngắt điện để tránh những sự cố bất ngờ.
- Chuẩn bị sẵn đèn cầy, đèn bão, quẹt ga, đèn pin... đề phòng mất điện.
- Kiểm tra đường cống thoát nước, khai thông mương rãnh. Chuẩn bị các vật liệu chống nước tràn vào nhà.
- Không nên ra ngoai.

Trong cơn bão, có khi sẽ có một lúc gián đoạn không mưa gió, đó là lúc Mắt Bão đi qua. Nên tận dụng thời gian này để dọn dẹp và gia cố nhà cửa, chạy nhanh về nhà (nếu đang ở ngoài)... vì cơn bão sẽ nhanh chóng quay lại.
ke0b0ngg0n
ke0b0ngg0n
Tâm Lý Gia
Tâm Lý Gia

Tổng số bài gửi : 13
Join date : 19/08/2011
Age : 27
Đến từ : tp rach gia

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết